Loa Macbook bị rè là lỗi mà người dùng nào cũng có thể gặp phải. Trong quá trình hoạt động, có rất nhiều yếu tố xảy ra khiến cho các linh kiện bị hỏng. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin liên quan đến loa MacBook mà bạn có thể tham khảo nhằm nâng cao chất lượng trải nghiệm âm thanh trong quá trình sử dụng.
Tương tự như nhiều lỗi khác, việc loa MacBook bị rè xảy ra thường do các tác nhân khách quan bên ngoài hoặc do người dùng đã tác động trong quá trình sử dụng.
Lý do đầu tiên dẫn đến vấn đề này có thể là do file mp3 hoặc video mà bạn đang mở có chất lượng âm thanh quá kém chứ không phải vì lỗi của MacBook gây ra.
Nguyên nhân dễ thấy nhất khi gặp tình trạng loa MacBook bị rè là vị trí loa bám bụi ở phía bên ngoài và bên trong sau thời gian dài sử dụng. Điều này sẽ dẫn đến âm thanh được phát ra từ máy tính bị sai lệch so với lúc mới mua. Nếu bạn không khắc phục kịp thời thì độ rõ và mức âm lượng cũng bị giảm đáng kể.
Nguyên nhân loa Mac bị rè
Bất kỳ thiết bị hay linh kiện nào cũng đều có tuổi thọ hoạt động, vậy nên việc xuống cấp là điều không thể tránh khỏi. Bạn nên mang ra ngoài trung tâm để kiểm tra kỹ lưỡng nhằm lựa chọn giải pháp sửa chữa hoặc thay mới nếu cần.
Một nguyên nhân khác khiến loa MacBook bị rè có thể là vì người dùng mở cùng lúc quá nhiều phần mềm trên máy tính. Đôi khi điều này sẽ làm cho hệ thống chương trình bị quá tải. MacBook sẽ không thể nhận diện được nguồn âm thanh chính xác cần phát ra dẫn đến chất lượng nhạc bị rè khiến người nghe khó chịu.
Thiết bị mà bạn đang sử dụng gặp tình trạng loa MacBook bị rè 1 bên hoặc 2 bên thì có thể là do dây loa bên trong đã bị đứt. Bởi vì các linh kiện máy tính đều có tuổi thọ khác nhau cho nên không thể đảm bảo được chất lượng sau quá trình sử dụng.
Dây loa đứt khiến loa MacBook bị rè
Bên cạnh đó, việc chân tiếp xúc bên trong máy tính bị lỏng cũng gây ra vấn đề rè loa. Do đó, người dùng nên kiểm tra lại các bộ phận này nhằm xác định nguyên nhân hình thành lỗi, sau đó mang thiết bị đến trung tâm sửa chữa uy tín để khắc phục lỗi sớm nhất có thể.
Trong quá trình sử dụng, nếu người dùng thường xuyên bật âm lượng lên mức cao hơn 70% thì sẽ có khả năng khiến cho phần màng loa bị tổn thương hoặc bị rách. Điều này làm cho chất lượng âm thanh suy giảm đáng kể dẫn đến loa MacBook bị rè. Trong trường hợp bạn không khắc phục nhanh chóng, loa MacBook có thể bị hỏng hoàn toàn.
Trong quá trình làm việc, nếu bạn đang uống nước hay cà phê thì hãy cẩn thận đừng làm đổ vào máy tính. Chất lỏng khi bị đổ ra trên máy cũng có thể đi sâu vào bên trong và khiến cho âm thanh từ phần loa gặp vấn đề hoặc bị hỏng.
MacBook bị vô nước khiến loa rè
Khi bạn bật quá nhiều ứng dụng hoạt động cùng một lúc thì không chỉ gây ra lỗi xung đột phần mềm mà còn khiến cho bộ nhớ của máy tính bị quá tải. Lúc này, Driver âm thanh sẽ không được máy tính tiếp nhận dẫn đến loa MacBook bị rè.
Nguyên nhân cuối cùng có thể là do nhà sản xuất đã mắc lỗi từ những khâu lắp ráp ban đầu. Tuy các dòng sản phẩm của Apple luôn được chăm chút khá kỹ lưỡng cả về phần cứng, phần mềm lẫn khâu thiết kế nhưng vẫn không loại trừ khả năng xảy ra vấn đề kỹ thuật trong quá trình sản xuất.
Sau khi đã tìm hiểu những nguyên nhân dẫn đến tình trạng loa MacBook bị rè, bạn có thể tham khảo qua các cách khắc phục lỗi dưới đây.
Nếu như bạn am hiểu về công nghệ thì có thể tự tháo rời loa máy tính và làm sạch bằng cách sử dụng tăm bông khô để lau mảng bụi bẩn bám trên các linh kiện. Sau khi lau dọn sạch sẽ, chất lượng âm thanh phát ra từ loa sẽ được cải thiện đáng kể. Ngoài ra, bạn có thể đến trung tâm sửa chữa để được hỗ trợ vệ sinh phần cứng.
Vệ sinh máy tính thường xuyên khi loa MacBook bị rè
Một cách sửa lỗi khác khi loa MacBook bị rè là nhanh chóng thay dây loa mới. Nếu như bạn thay dây loa sớm thì vấn đề này sẽ được khắc phục và còn tiết kiệm chi phí hơn so với việc thay toàn bộ hệ thống loa.
Dán lại màng loa cho MacBook cũng là một cách khắc phục lỗi loa rè. Tuy nhiên, đây chỉ là giải pháp tạm thời chứ không mang tính chất lâu dài vì luôn có nguy cơ màng loa bị rách lại. Nếu bạn đang có nhu cầu sử dụng máy tính gấp thì có thể áp dụng phương án này nhằm đáp ứng cho quá trình học tập hoặc làm việc nhanh chóng.
Cách tốt nhất để khắc phục lỗi loa MacBook bị rè khi vô nước là mang máy đến cơ sở sửa chữa uy tín. Tuyệt đối không áp dụng những cách thức dân gian như đặt MacBook vào thùng gạo hoặc trong túi hút ẩm. Phần loa khi được sửa chữa đúng cách sẽ hết rè và các vi mạch cùng linh kiện bên trong cũng không bị hỏng.
Cách sửa loa ngoài MacBook bị rè hiệu quả
Khi Driver âm thanh không được macOS X hỗ trợ tốt sẽ dẫn đến MacBook bị rè loa. Bạn nên cập nhật bản phần mềm mới nhất cho Driver âm thanh để khắc phục tình trạng này và trải nghiệm chất lượng âm thanh ổn định nhất.
Nếu như lỗi hệ thống khiến cho loa MacBook bị rè thì việc đầu tiên mà bạn cần làm là cập nhật macOS lên phiên bản mới nhất. Ngoài ra, bạn có thể reset lại PRAM và SMC theo các bước dưới đây:
Nếu MacBook của bạn vẫn còn trong thời gian bảo hành, hãy liên hệ với trung tâm bảo hành gần nhất để tiết kiệm chi phí. Còn không, bạn nên sẵn sàng cho việc thay mới khi loa của Macbook bị rè để tiếp tục sử dụng lâu dài.
Cách khắc phục loa MacBook bị rè đơn giản
Hiện nay, có khá nhiều đơn vị tổ chức chương trình Thu cũ đổi mới các thiết bị mà bạn đang sử dụng, nâng cấp mới với chất lượng tốt hơn và chi phí tiết kiệm cùng nhiều ưu đãi hấp dẫn. Nếu như máy tính của bạn hội tụ đủ điều kiện mà chương trình yêu cầu, hãy cân nhắc tham gia trao đổi nhé.
Dưới đây là bảng giá sửa Macbook loa bị rè từ đơn vị uy tín mà bạn có thể tham khảo:
Đời máy | Sửa chữa | Giá | Bảo hành |
Năm 2010 trở xuống | 1: Lỗi Nguồn | 1.000.000 | 3 tháng |
2: Thay Loa | 600.000 | ||
Năm 2011 trở lên | 1: Lỗi Nguồn | 1.400.000 – 2.200.000 | |
2: Thay Loa | 700.000 – 1.300.000 |
Để tránh xảy ra tình trạng loa MacBook bị rè, bạn nên lưu ý một vài vấn đề sau:
Qua bài viết trên, chúng tôi tin rằng bạn đã có thêm những kỹ năng cần thiết khi gặp phải tình trạng loa MacBook bị rè. Hy vọng mỗi thông tin mà chúng tôi chia sẻ đều mang đến cho bạn nhiều giá trị hữu ích. Nếu có bất kỳ khó khăn nào liên quan đến thủ thuật sử dụng máy tính, hãy truy cập vào Applevn để tham khảo các bài viết mới nhất nhé!