RAM Non-ECC là gì và cách phân biệt Non-ECC và ECC là kiến thức cực kỳ cần thiết trong quá trình xây dựng máy chủ hệ thống cho một doanh nghiệp. Từ đó mang đến khả năng vận hành liên tục và độ ổn định cao đối với các tác vụ tất yếu. Qua bài viết này Applevn sẽ đem đến cho bạn thông tin về bộ nhớ Non-ECC và cách phân biệt, nhận biết loại RAM này.
Điều tiên để hiểu hơn về RAM Non-ECC bạn cần hiểu chính xác RAM ECC và Non-ECC là gì? Dưới đây sẽ là thông tin chi tiết về hai loại RAM trên.
RAM Non-ECC là chuẩn RAM thường được tích hợp trên các dòng PC hiện nay. Tuy nhiên, nó có nhược điểm là dễ xảy ra hiện tượng xung đột khi truyền tải tín hiệu với tốc độ cao. Khi đó, chuẩn RAM này sẽ phải nạp lại toàn bộ dữ liệu và gây ra nguyên nhân dẫn đến những lỗi liên quan đến phần mềm hệ thống hoặc lỗi màn hình xanh.
Hình ảnh RAM Non-ECC
Ngoài Non-ECC còn có chuẩn RAM ECC với nhiều điểm khác biệt. Sau khi hiểu được RAM Non-ECC là gì, sau đây sẽ là thông tin về chuẩn RAM ECC.
Theo đó, khác với RAM Non-ECC, RAM ECC (Error Checking and Correction) là chuẩn RAM có thể điều khiển được dòng dữ liệu truy xuất và tự động khắc phục lỗi. Vì vậy khi có xung đột xảy ra, RAM ECC sẽ yêu cầu gửi lại đúng gói tin bị lỗi nhờ đó có độ ổn định cao – điều rất cần thiết với hệ thống máy chủ.
Để phân biệt bộ nhớ Non-ECC và ECC bạn có thể dựa trên số lượng chip để so sánh. Cụ thể, nếu RAM ECC có 9 chip thì số lượng chip của Non-ECC chỉ là 8.
Ngoài ra, năng lực tự rà soát và sửa lỗi ở mỗi bit cũng sẽ giúp RAM ECC giảm thiểu tình trạng lỗi phần mềm. Nhờ vào bổ sung chip trên dòng sản phẩm này, RAM ECC có thể sửa lỗi trên từng bit riêng lẻ. Tuy nhiên, khả năng sửa lỗi sẽ không theo kịp so với năng lực phát hiện lỗi nếu có nhiều bit lỗi trong cùng thời điểm.
Phân biệt RAM ECC và Non-ECC
Trên thực tế có thể thấy RAM Non-ECC được dùng nhiều hơn trên các dòng PC và máy tính thông thường so với RAM ECC vì tính năng ECC không được quan tâm trên những loại thiết bị này. Nên sử dụng với các dạng server hay máy trạm bởi sự ổn định sẽ là ưu tiên số một trong trường hợp này và những vấn đề về phần mềm có thể gây ra thiệt hại rất lớn.
Sau khi tìm hiểu về RAM Non-ECC thì tiếp theo sẽ tìm hiểu đến 2 loại thường gặp của RAM ECC. Hiện nay trên thị trường, thường chia RAM ECC thành hai loại là ECC unbuffered và ECC Registered. Dưới đây sẽ là một số thông tin về hai loại RAM này.
RAM ECC unbuffered (ECC UDIMM) là dòng RAM được bổ sung thêm tính năng ECC với năng lực tự kiểm định và khắc phục lỗi. RAM ECC UDIMM với bộ nhớ không có các bộ đệm hoặc thanh ghi tích hợp trên module mà đặt ngay trên bo mạch. Với RAM ECC unbuffered, các lệnh truy xuất sẽ được đưa đến module bộ nhớ nhanh hơn do cần gửi gián tiếp qua thanh ghi.
Hình ảnh RAM ECC unbuffered (ECC UDIMM) của hãng HP
RAM ECC registered (ECC RDIMM) là dòng RAM được tích hợp thanh ghi và có sự khác biệt về tốc độ truy xuất so với RAM unbuffered. Lệnh truy xuất sẽ được gửi thông qua thanh ghi sau đó tới module bộ nhớ trên RAM, trong quá trình này thì một phần công việc truy xuất sẽ do chip trên thanh nhớ thực hiện nên CPU cũng được giảm bớt khối lượng tác vụ. Nhờ đó, ECC registered sẽ hỗ trợ laptop/PC vẫn hành mượt và hiệu quả hơn.
Song song với việc giới thiệu về RAM Non-ECC, bài viết này sẽ giúp bạn phân biệt RAM ECC unbuffered và ECC Registered. Để có thể phân biệt RAM UDIMMs và RAM RDIMMs sẽ dựa theo một số đặc điểm như sau:
Trên thanh RAM sẽ có số seri, bạn có thể tìm kiếm trên google và nhập từ khóa là số seri của RAM. Ví dụ: khi bạn tìm số seri HMT84GL7MMR4A-H9 của RAM thì sẽ có thông tin đầy đủ đây là ram của hàng HYNIX, ram DDR3 bus 1333, dung lượng 32G loại RAM ECC Registered.
Tiếp theo, để phân biệt ECC unbuffered và ECC Registered đơn giản nhất là nhìn các ký tự phía sau dòng băng thông của ram. Ví dụ: RAM EEC dưới đây có thông số 12800R tức là bus 1600 là loại RAM EEC Registered.
Ký tự phía sau băng thông của RAM EEC Registered
Cách phân biệt ram ECC Registered và Unbuffered bằng số lượng Chip rất đơn giản như sau: RAM ECC Unbuffered sẽ có 9 con chip ở mỗi mặt còn với RAM Registered có thêm 1 con chip registered ở mặt trước tổng là 10 con chip, còn mặt sau thì vẫn có 9 con chip như RAM ECC ECC Unbuff… Tóm lại là RAM Reg sẽ có tổng cộng 10 con chip ở mặt trước.
Với câu hỏi này, câu trả lời sẽ tùy vào nhu cầu sử dụng của mỗi người. Vì mỗi loại RAM đều sẽ có ưu và nhược điểm riêng. Bạn nên kiểm tra CPU của mình có hỗ trợ chức năng ECC không và nhà sản xuất model mainboard của CPU có hỗ trợ ECC loại nào để lựa chọn dạng RAM thích hợp với máy của mình.
Trên đây là bài viết về định nghĩa RAM Non-ECC và một số thông tin cùng cách phân biệt giữa RAM ECC và Non ECC, ngoài ra còn giới thiệu các tiêu chí để phân biệt RAM ECC unbuffered hay ECC registered. Để biết thêm nhiều mẹo công nghệ hữu ích, bạn hãy ghé thăm website của Applevn ngay nhé!